Khi sử dụng máy lạnh Electrolux, việc hiểu và nắm rõ về các mã lỗi giúp người dùng phát hiện và xử lý các vấn đề kỹ thuật hiệu quả. Nếu gia đình bạn đang sở hữu máy lạnh Electrolux thì đừng vội bỏ qua bài viết sau đây. Điện Lạnh Thành Đạt sẽ đưa ra thông tin chi tiết về bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux. Giúp bạn nhanh chóng khắc phục các vấn đề có thể phát sinh trên thiết bị này.
– Nguyên nhân: Máy lạnh Electrolux báo lỗi E6 do lỗi giao tiếp giữa dàn lạnh và dàn nóng của máy lạnh. Khiến máy lạnh hiển thị mã lỗi E6.
– Cách khắc phục: Kiểm tra lại sự kết nối giữa hai dàn nóng và dàn lạnh. Để máy lạnh không hiển thị mã lỗi và người sử dụng máy lạnh bình thường.
STT | Mã lỗi | Tên lỗi | STT | Mã lỗi | Tên lỗi |
1 | E1 | Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng | 19 | F8 | Giới hạn quá dòng/sụt |
2 | E2 | Bảo vệ chống đóng băng | 20 | F9 | Cảnh báo nhiệt độ xả cao |
3 | E3 | Môi chất lạnh bị tắc nghẽn hoặc rò rỉ | 21 | FH | Giới hạn chống đóng băng |
4 | E4 | Bảo vệ máy nén xả nhiệt độ cao | 22 | H1 | Rã đông |
5 | E5 | Bảo vệ quá dòng AC | 23 | H3 | Bảo vệ chống quá tải máy nén |
6 | E6 | Lỗi giao tiếp giữa dàn lạnh và dàn nóng | 24 | H5 | Bảo vệ IPM |
7 | E8, H4 | Cảnh báo nhiệt độ cao | 25 | HC | Bảo vệ PFC |
8 | H6 | Không có phản hồi từ động cơ (motor) quạt dàn lạnh | 26 | EE | Lỗi EEPROM |
9 | LP | Lỗi giữa dàn nóng và dàn lạnh | 27 | PH | Bảo vệ điện áp PN cao |
10 | L3 | Lỗi động cơ quạt dàn nóng | 28 | PL | Bảo vệ điện áp PL thấp |
11 | L9 | – Bảo vệ dòng điện | 29 | U7 | Lỗi bất thường van 4 chiều |
12 | Fo | Môi chất làm lạnh tích tụ | 30 | Po | Tần số thấp máy nén ở chế độ chạy thử |
13 | F1 | Cảm biến trong phòng bị hở hoặc ngắn mạch | 31 | P1 | Tần số định mức máy nén ở chế độ chạy thử |
14 | F2 | Cảm biến đường ống dàn lạnh bị hở hoặc ngắn mạch | 32 | P2 | Tần số tối đa máy nén ở chế độ chạy thử |
15 | F3 | Cảm biến dàn nóng bị hở hoặc ngắn mạch | 33 | P3 | Tần số trung bình máy nén ở chế độ chạy thử |
16 | F4 | Cảm biến đường ống dàn nóng bị hở hoặc ngắn mạch | 34 | LU | Cảnh báo công suất |
17 | F5 | Cảm biến xả bị hở hoặc ngắn mạch | 35 | EU | Cảnh báo nhiệt độ |
18 | F6 | Giới hạn quá tải/sụt |
Ngoài lỗi E6, máy lạnh Electrolux còn có thể gặp phải một số lỗi khác như sau:
– Nguyên nhân: Có thể do mạch hở, cầu chì lỏng hoặc bo mạch điều khiển (dàn lạnh) bị hỏng.
– Dấu hiệu: Khi mở cầu chì, không nghe thấy tiếng bíp từ máy lạnh.
– Nguyên nhân: Điều khiển bị hỏng hoặc hết pin, bộ nhận tín hiệu trên dàn lạnh có thể bị hỏng.
– Dấu hiệu: Khi hướng remote về phía bộ nhận tín hiệu trên dàn lạnh và bấm các nút điều khiển, không nhận được phản hồi từ điều hòa.
– Nguyên nhân: Mùi hôi có thể do dàn lạnh bị xì gas hoặc do nấm mốc phát triển trên bề mặt dàn lạnh khi thiết bị không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ
– Dấu hiệu: Máy lạnh phát hiện ra mùi hôi khó chịu khi hoạt động.
– Nguyên nhân: Ống xả bị tắc nghẽn hoặc bị nghẹt, dẫn đến việc dàn lạnh chảy nước. Dàn lạnh có thể bị đóng băng do quạt không hoạt động hoặc quay chậm.
– Dấu hiệu: Dàn lạnh bắt đầu chảy nước ra ngoài, vỏ dàn lạnh có hiện tượng đọng sương, hoặc khi máy hoạt động, gió thổi ra dạng sương và dàn lạnh có thể bị đóng băng.
– Nguyên nhân: Có thể do điều hòa bị hết hoặc thiếu gas làm giảm hiệu suất làm lạnh, board dàn lạnh gặp sự cố hoặc quạt dàn nóng không hoạt động đúng cách.
– Dấu hiệu: Cảm giác không thoải mái, không lạnh khi sử dụng, và có thể cảm nhận được nhiệt độ không khí phòng tăng lên.
Lưu ý: Khi gặp phải các vấn đề hoặc hỏng hóc trên, bạn không nên tự mình xử lý. Thay vào đó, hãy liên hệ với bên bảo hành hoặc các đơn vị kỹ thuật có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ. Việc tự mình thao tác sửa chữa có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra những vấn đề không mong muốn.
Biết được mã lỗi của máy lạnh là rất quan trọng vì việc này giúp người dùng:
Mã lỗi cung cấp thông tin về nguyên nhân gây ra sự cố hoặc hỏng hóc trên máy lạnh. Việc hiểu rõ nguyên nhân giúp người dùng nhanh chóng phát hiện và xử lý vấn đề.
Thông qua mã lỗi, người dùng có thể tự thực hiện các biện pháp sửa chữa cơ bản mà không cần phải gọi đến dịch vụ kỹ thuật. Điều này tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc sửa chữa.
Bằng cách nắm vững về mã lỗi, người dùng có thể ngăn chặn sự cố trở nên nghiêm trọng hơn đối với máy lạnh.
Biết mã lỗi giúp việc sửa chữa trở nên hiệu quả hơn. Giảm thiểu thời gian và chi phí mà người dùng phải bỏ ra khi cần sửa máy lạnh.
Tính năng báo lỗi tự động sẽ hiển thị trên màn hình LCD của máy lạnh Electrolux. Khi máy lạnh gặp sự cố hoặc lỗi kỹ thuật. Thiết bị sẽ tự động cảnh báo, giúp người dùng phát hiện sớm và xử lý các vấn đề. Để kiểm tra mã lỗi và so sánh với bảng mã lỗi của máy lạnh Electrolux, bạn có thể thực hiện các bước sau:
– Bước 1: Điều chỉnh remote của máy lạnh đến bộ cảm biến trên dàn lạnh.
– Bước 2: Nhấn và giữ nút “CHK” hoặc nút “Check” cho đến khi màn hình hiển thị số “00”.
– Bước 3: Sử dụng các nút mũi tên lên hoặc xuống để lần lượt hiển thị các mã lỗi. Mỗi lần nhấn nút điều khiển sẽ hiển thị một mã lỗi khác. Sau đó, bạn có thể so sánh mã lỗi với bảng mã lỗi của máy lạnh Electrolux để xác định nguyên nhân gây ra sự cố và vấn đề cụ thể đang xảy ra.
Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TM DV CƠ ĐIỆN LẠNH THÀNH ĐẠT
Tổng Đài: (028) 6680 8624 Hotline: 0904 531 527
Website: dienlanhthanhdat.com.vn
Email: dienlanhthanhdatsg@gmail.com