Bạn đang sử dụng máy giặt LG, nhưng trong quá trình sử dụng máy giặt báo một số lỗi nhỏ gây ảnh hưởng đến quá trình giặt giũ. Vậy bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé, Điện Lạnh Thành Đạt sẽ mách bạn 8 lỗi thường gặp trên máy giặt LG, nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi này.
Nguyên nhân
– Do mất nước hoặc nguồn cung cấp nước bị nghẽn
– Áp lực nước không đủ mạnh đến đưa nước vào máy giặt
– Do vòi cấp nước máy giặt bị nghẹt, tắc.
Cách khắc phục
– Kiểm tra nguồn nước có hoạt động hay không
– Nếu áp lực nước không đủ mạnh, hãy sử dụng kết hợp máy bơm tăng áp tự động
– Kiểm tra vòi nước có bị vật lạ làm tắc nghẽn không
Nguyên nhân:
– Ống xả đặt bị tắc nghẽn bởi vật lạ hay cặn bẩn
– Ống xả đặt cao hơn so với mức quy định
– Đường ống xả bị xoắn, nghẹt ở một đoạn nào đó
Cách khắc phục:
– Kiểm tra khe lọc nước, vệ sinh đầu lọc khỏi cặn bẩn
– Đặt đầu ra của ống thoát nước xuống mặt đất
– Kiểm tra xem đường ống xả có bị nghẹt hay bị xoắn lại ở đâu không.
Nguyên nhân:
– Máy giặt đặt không cân bằng, bị chênh so với nền nhà
– Có sự phân bố không đồng đều quần áo trong lồng giặt
Cách khắc phục:
– Bạn hãy kê lại máy cho cân bằng trên nền nhà
– Nếu do quần áo phân bố không đều trong lồng giặt, hãy tạm dừng chu trình giặt, mở nắp sắp xếp đều quần áo trong lồng giặt. Sau đó, đóng nắp và cho máy hoạt động bình thường.
Nguyên nhân:
– Nắp máy giặt chưa đóng chặt
– Có vật gì đó kẹt khiến nắp không thể đóng sát
Cách xử lý:
– Kiểm tra nắp máy có bị vướng, kẹt gì sau đó đóng để máy có thể hoạt động bình thường.
Nguyên nhân:
– Do hở đầu ống nước tiếp xúc với máy giặt
– Do cảm biến bên trong máy giặt không hoạt động.
Cách khắc phục:
– Kiểm tra đầu ống nước xem có bị hở không
– Nếu sau khi kiểm tra lỗi cảm biến mực nước máy giặt và xử lý mà tình trạng lỗi này vẫn chưa dứt thì cần liên hệ hãng để được hỗ trợ.
Nguyên nhân:
– Phao áp lực trong máy bị hỏng, trục trặc.
Cách xử lý:
– Lỗi này liên quan đến phần cứng thiết bị, bạn nên liên hệ đến hãng để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguyên nhân:
– Lỗi này xuất hiện khi có sự chênh lệch điện áp so với mức điện áp làm việc của máy giặt.
– Có thể do máy giặt bị rò điện hoặc cảm biến điện áp hoạt động không đúng.
Cách khắc phục:
– Kiểm tra nguồn điện có bị quá áp hay sụt áp không.
– Nếu tình trạng còn tiếp diễn thì hãy liên hệ nhân viên hỗ trợ kỹ thuật.
– Khi bãng điện tử hiển thị mã này, nắp máy giặt sẽ bị khóa không mở được và các phím sẽ không hoạt động. Để thoát khỏi chế độ này, trước tiên bạn nên mở nguồn máy sau đó ấn giữ nút Khóa trẻ em trong 3 giây. Sau bước này màn hình sẽ không còn hiển thị CL và bạn có thể sử dụng nút nhấn bình thường.
Nguyên nhân: Quần áo giặt không sạch, còn để lại vết bẩn hoặc bột giặt thừa có thể do một trong những nguyên nhân sau:
– Lượng bột giặt quá ít hoặc quá nhiều.
– Nhiệt độ nước quá thấp.
– Quá nhiều đồ giặt.
– Chương trình giặt sai.
– Phân loại đồ giặt sai.
– Bạn chưa giặt sơ quần áo nhiều vết bẩn cứng đầu trước khi cho vào máy.
Cách khắc phục:
– Sử dụng đúng bột giặt theo lượng đồ giặt và độ bẩn.
– Chọn nhiệt độ nước theo từng mức độ bẩn. Sử dụng nước ấm và nóng cho quần áo bẩn nhiều.
– Không nên giặt quá nhiều quần áo trong một lần.
– Bạn có thể phân loại quần áo bẩn nhiều và bẩn ít để giặt riêng.
– Nên giặt sơ qua bằng tay đối với đồ giặt quá bẩn trước khi cho vào máy.
Nguyên nhân: Lỗi này sẽ xảy ra nếu người dùng đổ trực tiếp chất làm mềm vải vào đồ giặt.
Cách khắc phục:
– Chà vết bẩn bằng xà phòng bánh hoặc xà phòng giặt.
– Không cho quá nhiều chất làm mềm vải, và không đổ chất làm mềm vải trực tiếp lên đồ giặt. Thay vào đó, bạn nên đổ chất làm mềm vải vào ngăn chứa riêng, nằm bên cạnh ngăn chứa bột giặt.
Nguyên nhân: Nếu trên đồ giặt xuất hiện vết bẩn màu xám hoặc đen, có thể nguyên nhân do bạn đã cho ít bột giặt hoặc cũng có thể vết bẩn hình thành do sự tương tác giữa chất làm mềm vải và bột giặt.
Cách khắc phục:
– Chất làm mềm vải nên cho vào cùng lúc với bột giặt và nên đổ vào khoang chứa riêng. Vị trí để khoang chứa chất làm mềm vải có sự khác nhau giữa các model máy giặt, vì thế để chắc chắn bạn hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.
– Sử dụng dụng cụ đong bột giặt và chất làm mềm vải, tránh tình trạng quá ít hoặc quá nhiều.
Nguyên nhân: Hiện tượng này có thể xảy ra do tác động của Sắt hoặc Mangan có trong nước và ống nước.
Cách khắc phục:
– Bạn có thể sử dụng thuốc tẩy để xóa đi vết ố vàng trên quần áo.
– Lắp đặt bộ lọc Sắt hoặc chất làm mềm nước nhưng không gây kết tủa cho hệ thống cấp nước. Các bạn có thể liên hệ cho nhân viên kỹ thuật để được tư vấn kỹ hơn khi lắp đặt.
Nguyên nhân:
– Phân loại đồ giặt chưa đúng.
– Giấy hoặc vải mỏng còn xót lại trong túi quần áo.
– Quá nhiều đồ giặt.
Cách khắc phục:
– Phân loại đồ giặt đúng và lấy hết các thứ sót lại trong túi của đồ giặt trước khi giặt.
– Giảm bớt lượng đồ giặt.
– Vệ sinh bộ lọc xơ vải vì có thể nó đã quá bẩn để tiếp tục lọc xơ vải.
Nguyên nhân: Sau khi hoàn tất chu trình giặt, nếu bạn thấy bột giặt vẫn còn bám trên quần áo thì có thể do những lý do sau:
– Lượng bột giặt quá nhiều.
– Bạn sử dụng bột giặt dùng để giặt tay, do đó không thể hòa tan với nước tốt và có thể bị vón cục khi giặt bằng máy giặt.
– Nước yếu dẫn đến không xả hết bột giặt có trong máy
Cách khắc phục:
– Không giặt quá nhiều quần áo cùng một lúc.
– Sử dụng bột giặt hoặc nước giặt chuyên dụng cho máy
– Sử dụng đúng lượng bột giặt so với khối lượng quần áo (có thể xem hướng dẫn trên bao bì bột giặt).
Nguyên nhân:
– Dùng thuốc tẩy mạnh và sai cách
– Không kiểm tra các vật dụng như móc khóa hoặc vật trước khi giặt, làm cho vải bị xước do ma sát trong quá trình quay vắt, giặt giũ.
Cách khắc phục:
– Không nên trực tiếp đổ thuốc tẩy vào đồ giặt.
– Kiểm tra cẩn thận và lấy hết các vật nhọn trong túi quần áo. Ngoài ra, bạn không cho quần áo quá nhiều phụ kiện như dây xích quần áo, kim tây hoặc móc khóa.
– Không giặt một lúc quá nhiều đồ.
– Mã lỗi CE – Lỗi nguồn mô tơ: Do nguồn cấp vào mô tơ không đủ áp
– Mã lỗi E3 – Lỗi cảm biến động cơ, dây curoa: Do động cơ hoặc dây curoa bị hỏng
– Mã lỗi DHE – Lỗi mô tơ sấy khô: Mô tơ sấy khô gặp trục trặc hoặc bị hỏng.
– Mã lỗi AE – Lỗi bo mạch công suất: Bo mạch công suất không chạy hoặc bị chập mạch.
– Mã lỗi SE – Lỗi cảm biến: Do cảm biến hoạt động sai hoặc ngưng hoạt động.
Đối với những lỗi máy giặt liên quan đến phần cứng, rất khó để có thể xử lý cấp bách. Việc xử lý những lỗi này đòi hỏi sự hỗ trợ của các công cụ chuyên dụng và một số kiến thức chuyên môn nhất định. Do vậy mà người dùng nên gọi đến hãng hoặc gọi đến Điện Lạnh Thành Đạt để được hỗ trợ sửa chữa kịp thời. Các chuyên viên kỹ thuật tại Thành Đạt có thể giúp đỡ bạn khi gặp phải những lỗi nghiêm trọng này.
Để tránh một số lỗi thường gặp trên máy giặt và sử dụng sao cho tăng độ bền của máy thì người dùng cần lưu ý một số điểm sau:
– Trước khi giặt luôn kiểm tra các yếu tố xem đã đạt yêu cầu chưa về cấp nước, nguồn điện, ống xả…
– Lưu ý vị trí lắp đặt máy giặt: Cần đảm bảo nơi lắp đặt máy giặt phải thật chắc chắn, cân bằng và không chênh vênh.
– Chú ý số lượng quần áo, tránh quá tải và thiết lập mực nước phù hợp: Lượng quần áo không được quá nhiều so với tiêu chuẩn của máy giặt, cũng như đặt mức nước tương ứng với lượng quần áo. Ví dụ nếu quy định máy giặt LG khối lượng giặt dưới 8 Kg thì bạn đừng nên nhồi nhét quần áo thêm vượt qua con số này.
– Vệ sinh máy giặt: Bạn nên thường xuyên vệ sinh máy giặt và kiểm tra lồng giặt có gặp các vấn đề mắc kẹt, thủng hay không.
Trên đây là những chia sẻ của Điện Lạnh Thành Đạt đến bạn về những lỗi thường gặp trên máy giặt LG và cách khắc phục. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn sử dụng máy giặt tốt hơn.